Thị trường hàng tiêu dùng hướng tới phát triển theo chiều sâu

|

Thị trường hàng tiêu dùng hướng tới phát triển theo chiều sâu

Hàng tiê;u dùng Việt đang dần phát triển về chiều sâu với nhu cầu sử dụng sản phẩm vì sức khỏe, xanh - sạch, có tính bền vững ít tác động tới môi trường... là những xu hướng nổi bật hiện nay trê;n thị trường nội địa.

Thị trường hàng tiê;u dùng Việt Nam đang dần phát triê;̉n về chiều sâu

Theo số liệu của Tổng cục thống kê;, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi mạnh mẽ. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thê;m toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Năm 2022, khi dịch Covid-19 được kiểm soát hoạt động thương mại và dịch vụ tiê;u dùng khôi phục mạnh mẽ. Kết quả, tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%). Nhiều chương trình kích cầu tiê;u dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương trê;n cả nước, nhu cầu mua sắm tăng. Hầu hết các địa phương đã triển khai tích cực và hiệu quả Chương trình Bình ổn thị trường, kết nối cung cầu hà;ng hóa để vừa hỗ trợ tiê;u thụ hàng sản xuất trong nước. vừa dự trữ đảm bảo nguồn cung hà;ng hóa trong những giai đoạn tiê;u dùng cao điểm. Công tác kết nối cung cầu được thực hiện tốt, gắn kết tạo nguồn hàng ổn định giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trê;n toàn quốc. Nhờ đó, trê;n thị trường nguồn cung hà;ng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người tiê;u dùng trong nước. Đặc biệt, năm 2022, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiê;n dù;ng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả mới, quan trọng với những cách làm hay, sáng tạo, đưa hà;ng hóa Việt tiếp cận gần hơn với người dân; thái độ, sự quan tâm của người tiê;u dùng Việt đối với các sản phẩm nội địa cũng được nâng cao.

Kết quả thăm dò dư luận xã hội do Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyê;n giáo Trung ương triển khai vào tháng 9/2022 cho thấy, có 94% người được hỏi cho rằng Cuộc vận động đã ít nhiều có hiệu quả đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiê;n mua và sử dụng hà;ng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, trong đó, tỉ lệ người đánh giá “hiệu quả cao” đạt tới 43%. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, 56/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức 130.269 cuộc tuyê;n truyền với trê;n 6,9 triệu lượt người tham dự; tổ chức được 1.219 hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu; phối hợp tổ chức 2.955 hội chợ, triển lãm, chuyển đưa hàng Việt về nông thôn; xây dựng được 2.002 mô hình “Tự hào hàng Việt”, “Câu lạc bộ hàng Việt”, “Điểm bán hàng Việt”, “Nhận diện hàng Việt”, “Gian hàng bình ổn giá”… đưa các sản phẩm, hà;ng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp, đơn vị trong nước đến gần hơn với người tiê;u dùng trong nước.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thị hiếu tiê;u dùng, theo đó thị trường tiê;u dùng Việt đang trải qua bước chuyển dịch quan trọng. Cuộc khảo sát người tiê;u dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023 cho thấy, có 80% người tiê;u dùng Việt tin tưởng lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao. Thị trường hàng tiê;u dùng Việt Nam đang dần phát triển về chiều sâu. Người tiê;u dùng không chỉ chú trọng những yếu tố rất cơ bản như: Chất lượng, giá cả... mà ngày càng quan tâm đến các yếu tố như: An toàn trong sử dụng sản phẩm, nguồn gốc hay xuất xứ và những công dụng, tính năng mà sản phẩm đó mang lại cho người sử dụng. Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy, hầu hết người tiê;u dùng tham gia khảo sát cho biết họ đều sẵn sàng chi tăng thê;m đối với sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, có ưu điểm về truy xuất được nguồn gốc, thành phần tốt cho sức khỏe, đạt chứng nhận tiê;u chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ, sản xuất từ nguyê;n liệu thân thiện với môi trường...

Trê;n thị trường tiê;u dùng hiện nay, người tiê;u dùng có thể lựa chọn mua sắm thông qua sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số. Theo đó, người tiê;u dùng có thể tham khảo thông tin sản phẩm qua kê;nh online và trải nghiệm mua sắm offline tại hệ thống siê;u thị hay cửa hàng.

Mua sắm online phát triển mạnh mẽ trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, đến nay xu hướng này được dự báo là tất yếu trong tương lai. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hà;ng hóa và dịch vụ tiê;u dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu thay đổi trong tiê;u dùng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ quan tâm cải thiện chất lượng sản phẩm theo tiê;u chí đáp ứng về khẩu vị và cơ chế giá tốt nhất cho người tiê;u dùng, mà còn quan tâm đến việc cải tiến sản phẩm hướng tới an toàn sức khỏe người dùng, bền vững với môi trường. Bê;n cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng không ngừng nỗ lực tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, bắt kịp xu hướng và thúc đẩy người tiê;u dùng lựa chọn hàng Việt nhiều hơn.

Năm 2023, ngành Công Thương đặt ra các mục tiê;u chủ yếu trong thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa với gần 100 triệu dân như: Phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng đạt 8-9%; Tăng cường công tác kết nối, bảo đảm cân đối cung cầu hà;ng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hà;ng hóa lưu thông trê;n thị trường và mục tiê;u kiểm soát lạm phát dưới mức 4,5% được đặt ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ; Hỗ trợ tiê;u thụ hà;ng hóa trong nước, đặc biệt là hà;ng hóa nông sản vào vụ thu hoạch; đổi mới, tổ chức kết nối cung cầu trong nước trê;n môi trường trực tuyến và dựa trê;n những nền tảng mới, tạo kê;nh tiê;u thụ thuận lợi, ổn định.

Cũng trong năm này, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiê;n dù;ng hàng Việt Nam" tập trung vào 5 trọng tâm.

Mục tiê;u và giải pháp phát triê;̉n thị trường hàng tiê;u dùng Việt Nam thời gian tới

Ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiê;u cụ thể giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 13,0 - 13,5%/năm;

Đến năm 2030: Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hà;ng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hà;ng hóa của cả nước;

Tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siê;u thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viê;n dạng nhà kho) trong tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng chiếm khoảng 38 - 42% tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng cả nền kinh tế;

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê; quý I năm 2023, khu vực dịch vụ, thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiê;u dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng quý I năm 2023, ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 2%).

Đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11% tổng mức bán lẻ hà;ng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng cả nền kinh tế, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 20 - 21%/năm; phấn đấu đạt trê;n 40 - 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

Để đạt các mục tiê;u trê;n một số giải pháp cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới, bao gồm:

Một là, tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thị trường trong nước bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động mua bán, trao đổi hà;ng hóa của người dân và doanh nghiệp;

Hai là, tổ chức đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước như: Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiê;u thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiê;n dù;ng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021- 2025; Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biê;n giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ba là, đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước vào các chương trình kích cầu tiê;u dùng, các sáng kiến kết nối cung cầu hà;ng hóa và thực hiện tốt các chương trình bình ổn thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất của các làng nghề, các hộ nông dân, các hợp tác xã,…) trong hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước; quảng bá các đặc sản vùng miền, sản phẩm tiê;u biểu của Việt Nam;

Bốn là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại và bền vững, kết hợp hài hòa giữa kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại và truyền thống. Đặc biệt quan tâm dành nguồn lực cho phát triển thương mại và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và hải đảo với các loại hình hạ tầng bán lẻ như chợ, siê;u thị quy mô vừa, siê;u thị mini, cửa hàng tiện lợi...;

Năm là, ưu tiê;n tập trung phát triển mạnh các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại dựa trê;n nền tảng số hóa; Khuyến khích ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động của các doanh nghiệp phân phối và cộng đồng để hỗ trợ mở rộng tiê;u thụ cho hà;ng hóa nội địa; tập trung ứng dụng công nghệ số vào truy xuất nguồn hàng tại hệ thống hạ tầng thương mại như siê;u thị, chợ...; Phát triển các phương thức bán lẻ mới, trong đó đặc biệt chú trọng phương thức bán lẻ đa kê;nh (Omni Channel), bán lẻ qua điện thoại di động, truyền hình, qua các ứng dụng mạng xã hội dựa trê;n môi trường mạng internet... đáp ứng yê;u cầu và xu hướng mua sắm của người tiê;u dùng;

Sáu là, khuyến khích phát triển hệ thống phân phối xanh và tiê;u dùng xanh, phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thương mại; Đẩy mạnh liê;n kết bền vững giữa sản xuất - phân phối - tiê;u dùng cũng như tăng sự hiện diện của sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường tại cơ sở phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siê;u thị…) và cơ sở phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa…), đồng thời làm tốt công tác tuyê;n truyền, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở phân phối./.

ThS. Vũ Huyền Trang

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

 

 

 

 



Trang web cá cược Treasure Tree